Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở các nữ giới khi tới tuổi dậy thì. Kỳ kinh có ổn định hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sự hoạt động của buồng trứng, tuyến yên, yếu tố tâm lý, bệnh lý, … Dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng kinh nguyệt không đều là ngày kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh đóng thành từng cục, vùng bụng dưới đau dữ dội,… Vậy kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không? Những thông tin được chia sẻ bên dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời.
Để tiết kiệm thời gian, người bệnh có thể trao đổi riêng với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thêm.
Chu kì kinh nguyệt đều đặn là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của nữ giới. Một chu kì của nữ giới được gọi là bình thường nếu chu kì tiếp theo xuất hiện trong khoảng thời gian 21 ngày đến 35 ngày và lượng máu kinh đều đặn, không qua nhiều hoặc quá ít, trung bình lượng máu mất đi trong mỗi chu kì kinh nguyệt là khoảng 50ml cho đến 150ml.
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Khi chu kì kinh nguyệt không đều, có nghĩa là thời gian xuất hiện chu kì kế tiếp quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh lúc thì nhiều lúc thì ít, màu kinh lúc màu đen lúc thì màu đỏ tươi, máu kinh bị vón cục, ngày bị kinh nguyệt kéo dài…thì có nghĩa là nữ giới đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, liên quan chức năng sinh sản của nữ giới.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể là do nữ giới bị rối loạn hormone sinh dục hoặc bị mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, stress kéo dài…
Bạn muốn đặt hẹn thăm khám online với bác sĩ phụ khoa? Hãy nhấp vào khung chat bên dưới đây để được hỗ trợ điều trị nhanh chóng
Kinh nguyệt không đều có thể gây ra như hậu quả nghiêm trọng cho chị em nên khi phát hiện bản thân xuất hiện các hiện tượng của kinh nguyệt không đều như ở dưới đây, chị em nên đến cơ có uy tín và chất lượng để thăm khám tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị cho phù hợp.
Điều trị kinh nguyệt không đều tại Đa Khoa Âu Á
Kinh nguyệt đến sớm
Kinh nguyệt đến sớm là một trong những biểu hiện điển hình của kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt có thể đến trước 7 ngày hoặc mới đến giữa chu kỳ kinh đã có kinh.
Kinh nguyệt đến muộn
Kinh nguyệt ở chị em phụ nữ có thể đến muộn hơn so với bình thường khoảng 7 ngày vì một số lý do nào đó, có thể là do mất cân bằng nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, mất cân bằng tuyến giáp, vận động quá mạnh, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn ở tử cung, mang thai ngoài dạ con, suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, …
Rong kinh
Rong kinh được hiểu là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh mất đi trên 80 ml trong một chu kỳ kinh. Hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, bệnh phụ khoa gây ra.
Thống kinh
Thống kinh được hiểu là tình trạng đau bụng kinh trong thời gian hành kinh, hình thành do sự co bóp cơ tử cung, có thể là đau bụng dưới xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và ra toàn bụng. Ngoài ra, con có các triệu chứng khác như đau lưng, tức ngực, buồn nôn, dễ xúc động, …
Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít
Lượng máu kinh ra quá nhiều là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, quá 80ml và có số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu kinh ra quá ít là hiện tượng lượng máu kinh ra ít hơn mức bình thường, máu kinh ra nhỏ giọt, ít hơn 2 ngày. Bất kể là lượng máu kinh ra nhiều hay ít hơn bình thường có những ảnh hưởng định tới khả năng thụ thai của chị em nên cần hết sức cẩn trọng.
Chu kỳ kinh kéo dài
Chu kỳ kinh kéo dài là một trong những hiện tượng điển hình của tình trạng kinh nguyệt không đều, do tình trạng bất thường về sức khỏe gây ra, có thể kéo dài trên 35 ngày. Thông thường thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ rơi vào khoảng 28 ngày (ít 21 ngày, dài 35 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em).
Màu kinh nguyệt bất thường
Màu kinh nguyệt bất thường cũng là một trong những hiện tượng điển hình của kinh nguyệt không đều, bao gồm: kinh nguyệt màu đen sẫm (do mắc phải bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục), kinh nguyệt màu nâu đen (do sự mất cân bằng hóc môn sinh dục estrogen và progesterone làm dày lớp niêm mạc lót bên trong tử cung), kinh nguyệt màu đỏ tươi (do khí hư có nhiệt hoặc hàn), kinh nguyệt màu xám ( do bệnh đái tháo đường, chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng trong khi đang có kinh). Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm.
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới, cụ thể:
Kinh nguyệt không đều có thể gây vô sinh: Kinh nguyệt không đều có thể do nữ giới mắc các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra vô sinh.
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sự thụ thai: Kinh nguyệt không đều sẽ làm cho ngày rụng trứng bị thất thường, nên rất khó tính được thời điểm trứng rụng để thụ thai do đo ảnh hưởng đến sự thụ thai.
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe: Kinh nguyệt không đều làm nữ giới cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, loãng xương, hay cáu giận…thậm chí còn làm nữ giới mắc thêm các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm buồng trứng…
Kinh nguyệt không đều gây thiếu máu: Kinh nguyệt không đều làm máu ra không theo một quy tắc nào hoặc máu ra quá nhiều và kéo dài sẽ làm cho nữ giới rơi vào tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, tăng nhịp tim…
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Chu kì kinh nguyệt không đều làm nữ giới cảm thấy vô cùng bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt do chu kì đến thất thường nên nữ giới luôn ở thế “ bị động”, nên không kịp “ trở tay”, khiến phải rơi vào tình trạng “ khóc dở mếu dở”.
Trên đây là những thông tin về tình trạng kinh nguyệt không đều và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm từ tình trạng này gây ra. Khi có những biểu hiện kể trên hãy chia sẻ ngay với chúng tôi tại mục tư vấn cùng bác sĩ để được hướng dẫn và can thiệp từ bác sĩ kịp thời.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.